Bỏ bữa sáng: Theo Health, khi bạn ngủ, cơ thể sẽ xử lý thức ăn mà bạn tiêu thụ vào đêm hôm trước để bơm máu và oxy. Vì vậy, khi thức dậy, bạn cần phải tiếp thêm năng lượng với bữa ăn sáng. Nếu bỏ qua bữa sáng, bạn sẽ cảm thấy chậm chạp. Ăn sáng giúp hỗ trợ sự trao đổi chất của cơ thể, giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn cho cả ngày dài làm việc. Các chuyên gia khuyến cáo bữa sáng đủ chất bao gồm ngũ cốc, protein nạc và chất béo lành mạnh.
Uống quá nhiều caffeine: Các nghiên cứu cho thấy uống cà phê mỗi ngày tốt cho sức khỏe. Nó cung cấp năng lượng vào buổi sáng và đầu giờ chiều để tỉnh táo. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều cà phê cả ngày, nó có thể khiến bạn căng thẳng, cáu kỉnh, lo lắng hoặc giảm năng lượng. Theo Reader's Digest, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Sleep Medicine cho thấy uống cà phê 6 giờ trước khi đi ngủ vẫn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, do đó bạn chỉ nên uống cà phê vào buổi sáng và cắt hẳn từ giữa buổi chiều. Theo Mayo Clinic, bạn chỉ nên uống dưới 400mg caffeine mỗi ngày.
Ăn nhiều thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh chứa nhiều đường và carbohydrate đơn, có chỉ số đường huyết (GI) cao, làm bạn mệt mỏi, uể oải. Bạn nên giữ lượng đường trong máu ổn định bằng cách dung nạp protein nạc kết hợp với ngũ cốc nguyên hạt. Thịt gà, gạo nâu, cá hồi, khoai lang và trái cây là những gợi ý dành cho bạn.
Không hấp thụ đủ sắt: Thiếu sắt có thể khiến bạn cảm thấy chậm chạp, dễ bị kích thích, yếu và không thể tập trung. Nó làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi vì ít oxy đi đến các cơ bắp và tế bào. Tăng lượng sắt để làm giảm nguy cơ thiếu máu bằng cách ăn nhiều thịt nạc, đậu, đậu phụ, trứng (bao gồm cả lòng đỏ), các loại rau lá xanh đậm, các loại hạt, bơ đậu phộng. Đồng thời kết hợp chúng với các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sự hấp thụ sắt.