Việc lấy máu gót chân là một trong số những cách sàng lọc quan trọng, được áp dụng phổ biến và nổi tiếng hiện nay. Vậy để cụ thể hơn, hãy cùng tìm hiểu thông tin qua đăng ký tài khoản bet365_bet365 uy tín_trò chơi điện tử bet 365 viết sau đây để hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé.


Vì sao phải lấy máu gót chân trẻ mới sinh?

Theo nguyên tắc, máu ở trên bất cứ bộ phận nào của bé cũng có thể đem đi xét nghiệm. Nhưng các bác sĩ chọn lấy máu ở gót chân của trẻ là do máu ở bộ phận này có lượng máu dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu để xét nghiệm và sẽ khiến trẻ ít bị đau hơn.

Nhằm mục đích là mang đến những điều tốt nhất dành cho bé, phát hiện sớm những bệnh lý ngay trong những ngày đầu bé chào đời, tránh để khi trẻ xuất hiện những triệu chứng thì đã quá muộn. Vì thế để đáp ứng mục đích đó “lấy máu gót chân” đã xuất hiện để giúp những bác sĩ có những chẩn đoán sớm chính xác nhất và có những dự phòng tốt nhất ngay khi trẻ vừa được sinh ra.

Là một phương pháp quan trọng và hết sức cần thiết như vậy nhưng nhiều bà mẹ hiện đại lại từ chối chỉ vì lo sợ bé nhà mình sẽ gặp nguy hiểm hay thậm chí chỉ là sợ bé đau.

Việc lấy máu ở gót chân có nguy hiểm không?

Đó chính là câu hỏi của đại đa số các bà mẹ trước thềm lưỡng lự có nên hoặc không nên cho bé đi “lấy máu gót chân”
Nhưng thực sự câu trả lời là việc lấy máu ở gót chân KHÔNG gây cho bé một chút nguy hiểm nào. Nhưng cũng có một số trường hợp đặc biệt không nên lấy máu kiểu này nhưng rất hiếm và chính các bác sĩ sẽ khuyến cáo cho bố mẹ.

Lấy máu ở gót chân vào thời gian nào?

Ngay sau khi sinh từ 24h, bé được lấy 2 giọt máu ở gót chân vào giấy thấm máu và để khô rồi tiến hành xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm được trả về sau khoảng 24-72 giờ.

Nếu các bé mắc bệnh, ba mẹ sẽ được các bác sĩ có chuyên môn tư vấn các biện pháp xử lý, chữa trị đồng thời cách chăm sóc bé để con có thể hồi phục sớm và phát triển bình thường.

Vậy lấy máu ở gót chân có thể phát hiện ra những bệnh hiểm nghèo nào mà nó lại được sử dụng phổ biến như vậy?

Việc lấy máu gót chân có thể phát hiện được những bệnh hiểm nghèo nào?

Chỉ một việc làm nhỏ cho bé ngay sau khi sinh thôi mà có thể giúp trẻ có thể tránh được rất nhiều những căn bệnh hiểm nghèo như:

- Suy giáp trạng bẩm sinh: tuyến giáp không sản xuất đủ hormone khiến trẻ bị đần độn, chân tay không phát triển, thường tử vong trước tuổi trưởng thành.
- Bệnh tăng sản tuyến thượng thận: một kiểu thiếu hụt enzyme gây sản xuất hormone nam bất thường, khiến trẻ có bộ phận sinh dục nửa nam nửa nữ
- Bệnh thiếu men G6PD: bệnh huyết tán bẩm sinh do hồng cầu bị vỡ gây ra vàng da, thiếu máu)…

Việc phát hiện sớm ra những mầm bệnh ẩn chứa trong người trẻ mà chúng ta có thể có những phương án xử lý để rồi giúp trẻ có một sức khỏe và cuộc sống sau này tốt hơn. Chúng ta đều thấy được tác dụng từ việc lấy máu gót chân đem lại vì vậy đừng chần chừ nữa mà hãy làm ngay để tránh được những mối nguy hại trong tương lai.

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện lớn ở Việt Nam đều có thể tiến hành sàng lọc hai bệnh là suy tuyến giáp bẩm sinh và bệnh thiếu hụt men G6PD bẩm sinh. Tự hào là một trong số đó, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông rất hân hạnh được đem đến cho khách hàng những dịch vụ y tế hoàn hảo và chuyên nghiệp cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và các trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay. Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới hotline 19001806.